Các tác phẩm văn học Việt Nam nên đọc ít nhất một lần trong đời

Văn học Việt Nam là mảnh đất màu mỡ mà ở đó rất nhiều những “hoa thơm trái ngọt” đã được thành hình. Rất nhiều tác phẩm kinh điển vẫn giữ được giá trị trường tồn theo thời gian như Chí Phèo, Vợ Nhặt, Thời Xa Vắng, Mùa lá rụng trong vườn,… Mỗi tác phẩm đều hàm chứa những thông điệp ý nghĩa, những giá trị nhân văn cao cả được chắt lọc từ nhiều lát cắt khác nhau trong cuộc sống, mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng phải từng một lần đọc qua trong đời. Nếu bạn đang tìm kiếm một tác phẩm văn học Việt Nam nên đọc, hãy tham khảo một vài cuốn sách của tramdoc dưới đây nhé!

1. Chí Phèo – Nam Cao

Chí Phèo
Bìa cuốn sách Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Nhắc đến Nam Cao, người ta sẽ nghĩ ngay đến “đứa con tinh thần” đã làm nên tên tuổi nổi tiếng một thời của ông, đó là tác phẩm Chí Phèo. Những ai may mắn có được một con đường học vấn trọn vẹn, hẳn không một ai là chưa từng được học qua tác phẩm nổi tiếng này trong sách giáo khoa ngữ văn 11, tập 1. Đọc Chí Phèo, chúng ta sẽ không ngừng cảm thán trước tài năng văn chương xuất chúng của nhà văn Nam Cao. Với bút lực tài tình, nghệ thuật viết truyện vô cùng độc đáo của ông đã thăng hoa và “đẻ” ra cho nền văn học Việt Nam một tác phẩm siêu kinh điển, khắc họa nên hình tượng cuộc đời như một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội nông thôn Việt Nam nghèo trước 1945. Từ đó, đanh thép phê phán xã hội phong kiến tàn bạo ngày xưa đã chèn ép, áp bức người nông dân thấp cổ bé họng. 

2. Vợ Nhặt – Kim Lân

Vợ nhặt
Bìa cuốn sách Vợ Nhặt – Kim Lân

Tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân khắc họa một bức tranh hiện thực đau lòng của những người dân nghèo vào nạn đói năm 1945. Một cuộc sống mà cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, cuộc sống vật vờ, lay lắt của những nhân vật như Tràng, Thị và bà cụ Tứ đã làm lay động trái tim của nhà văn. Để rồi bằng tất cả nỗi niềm cảm thông, day dứt với cuộc đời của những người nông dân đói khổ đó, nhà văn Kim Lân đã len lỏi trong từng ngóc ngách để phát hiện và khắc họa nên những nét đẹp bị lu mờ, ẩn sâu trong những tăm tối của cái đói bủa vây. Để từ đó thêu dệt nên giá trị nhân văn cao cả rằng dù cuộc sống nghèo đói có vùi dập, làm méo mó nhân cách thì những người nông dân vẫn tương hỗ, chia sẻ và sẵn sàng cưu mang nhau. Họ vẫn lạc quan và tin tưởng về một tương lai tươi sáng đang chờ đợi họ ở phía trước.  

3. Thời xa vắng – Lê Lựu

Thời xa vắng
Bìa cuốn sách Thời xa vắng của tác giả Lê Lựu

Lê Lựu là nhà văn quân đội chuyên viết về đề tài bộ đội, chiến đấu, nông thôn Việt Nam. Thời xa vắng là tác phẩm nổi tiếng đã tạo nên chỗ đứng vững chắc cho nhà văn Lê Lựu trên văn đàn Việt Nam. Những tưởng chiến tranh qua đi, hòa bình lập lại thì cuộc sống của con người sẽ tiến bộ hơn. Thế nhưng Thời xa vắng đã khai thác được những lát cắt rất chân thực về thời đại và xã hội Việt Nam thời bấy giờ. Khi con người bị giam hãm trong chiếc lồng tù túng của những định kiến, phong tục, luật lệ cổ hũ, giáo điều đã khiến cho cuộc đời của con người mãi chìm sâu trong những đau khổ và bất hạnh. Những giằng xé nội tâm, đấu tranh tư tưởng gay gắt đã được tác giả dày công xây dựng cho nhân vật trong câu chuyện. Từ đó, cuốn tiểu thuyết truyền tải thông điệp khiến cho người đọc phải suy ngẫm rằng hãy làm chủ cuộc đời của chính bạn, dù bạn đang ở trong bất kỳ thời thế nào.  

4. Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng

Mùa lá rụng trong vườn
Bìa sách Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng

Ma Văn Kháng là nhà văn đã đóng góp cho nền văn học nước nhà nhiều tác phẩm xuất sắc, một trong số đó không thể không nhắc đến tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Nội dung tác phẩm xoay quanh câu chuyện về gia đình có 5 người con trai của ông Bằng. Mỗi một nhân vật là một nét tính cách, một quan điểm sống riêng được nhà văn Ma Văn Kháng xây dựng rõ nét. Gia đình ông Bằng là minh họa thu nhỏ cho xã hội đầy biến động khi ấy. Sau thời chiến, thời bình đã mang đến những chuyển biến rõ rệt trong hệ giá trị và tư tưởng của con người. Điều đó khiến cho những giá trị truyền thống cũ đứng trước bờ vực bị mai một, những phẩm chất, tình cảm, nề nếp gia đình Việt dần thay đổi. Thông qua tác phẩm, nhà văn Ma Văn Kháng như muốn gửi gắm nỗi niềm của chính mình về vấn đề gìn giữ những giá trị truyền thống bất biến của dân tộc trước những sự chuyển mình của thời đại.

Trên đây là những tác phẩm văn học Việt Nam nên đọctramdoc muốn giới thiệu đến bạn. Với những giá trị trường tồn mà các tác phẩm được gợi ý trên đã để lại cho văn học Việt Nam, tramdoc hy vọng các bạn sẽ yêu thích và tìm đọc để suy ngẫm và cảm nhận. Ngoài ra, các độc giả cũng có thể tham khảo các thể loại, các tác phẩm khác tại đây.

Tags: #Lê Lựu #Ma Văn Kháng #Mùa lá rụng trong vườn #Thời xa vắng #Văn học Việt Nam

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận